Giọng ca 3 thế hệ cháy hết mình trong The Master of Symphony

4 đêm nhạc của The Master of Symphony đã mang đến cho công chúng một chuẩn mực nghệ thuật mới mẻ qua sự hòa giọng của những danh ca vàng 3 thế hệ. 

Những giọng hát đã ghi lại một The Master of Symphony 2016 khó quên trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà, là đỉnh cao pha trộn sự tinh tế của tinh thần âm nhạc thuần túy, hòa quyện cùng tâm hồn người nghệ sĩ. 

Khởi nguồn từ mong muốn mang đến cách thưởng thức âm nhạc đầy tính nghệ thuật nhưng vẫn đảm bảo được sự giải trí, thưởng thức tác phẩm hay được trình diễn bởi giọng hát có tài năng, The Master of Symphony chạm ngõ lần đầu vào năm 2015 với phiên bản dạng concert. 

Dù mới hình thành nhưng chương trình đã quy tụ được những danh ca hàng đầu nhạc Việt, điều đó chứng minh The Master of Symphony sẽ đi con đường dài hơn cái tên định danh thương hiệu. 2016 chắc hẳn sẽ là dấu son tiếp nối thành tích mới cho The Master of Symphony qua 4 đêm diễn thành công. 

Ngay từ tiết mục mở màn, khán giả đã có được một trải nghiệm hoàn toàn mới khi lần đầu chứng kiến màn hợp ca của Tuấn Ngọc - Bằng Kiều - Tùng Dương   

The Master of Symphony 2016 đã tạo ra không gian âm nhạc đặc quyền của những giọng hát tài năng qua nhiều thế hệ. Từ một Tuấn Ngọc lãng tử, chưa bao giờ thôi quyến rũ với những bản tình ca, đến Ý Lan sang trọng, cuốn hút qua từng câu hát, hay Bằng Kiều vẫn xứng danh với chất giọng nam cao hiếm có. Và càng không thể thiếu hai sắc màu cá tính của dòng nhạc đương đại là Hà Trần và Tùng Dương. 

Ngoài ra, một điểm nhìn mới, gợi mở cho hành trình chinh phục giá trị của ca sĩ đương thời là Uyên Linh với giọng hát tiếp lửa cho The Master of Symphony 2016. Tưởng chừng rất khó để đưa tất cả màu sắc âm giọng đến cá tính nghệ sĩ lên cùng một sân khấu, nhưng 4 đêm diễn đã cho thấy không gì là không thể với ekip sản xuất chuyên nghiệp của The Master of Symphony. 

Ý Lan hòa giọng với Trần Thu Hà trong nhạc phẩm Cho em quên tuổi ngọc.   

Hai sắc màu cá tính của dòng nhạc đương đại: Hà Trần và Tùng Dương. 

Khán giả đã thật sự tìm thấy nhiều miền không gian cảm xúc khác nhau. Thông qua âm nhạc, sự sáng tạo tưởng chừng có cấu trúc của âm điệu, ca từ và giai điệu gần như phá vỡ những giới hạn để đi tới giá trị xa hơn, đó là nâng cao thẩm mỹ thưởng thức âm nhạc trên tinh thần giữ trọn truyền thống âm nhạc nhiều thế hệ, kết hợp điểm nhìn mới của âm nhạc đương đại, cũng như không thiếu sự học hỏi của nền âm nhạc hiện đại phương Tây. 

Vì vậy, không khó hiểu khi The Master of Symphony 2016 có không quá nhiều tác phẩm mới. Nhưng trên nền hòa âm và phối khí mới, tinh thần mới đã tạo ra nhiều giá trị hơn. 

Với tiết mục mở màn, khán giả được gặp lại ký ức một thời yêu sôi nổi cùng âm nhạc. Đó là tiếng hát danh ca Tuấn Ngọc qua sáng tác Trái tim bên lề, chất giọng cao vút của Bằng Kiều bất ngờ bùng nổ trong lòng người nghe nhạc qua tác phẩm Ôi quê tôi, và Tùng Dương mới lạ trong Riêng một góc trời… 

Khán giả thích thú nghe lại liên khúc 3 tác phẩm này, vẫn những giọng hát ấy, nhưng không gian của The Master of Symphony đã nâng lên một vị trí mới. Yếu tố trình diễn nghệ thuật được chú ý nhiều hơn là phô diễn bài hit cá nhân. Sân khấu được thiết kế lộng lẫy nhưng tinh tế, ánh sáng được chắt lọc tạo ra khối không gian tập trung, để giọng hát của người nghệ sĩ được thăng hoa. 

Bằng Kiều và Uyên Linh cùng thể hiện ca khúc hit Nơi tình yêu bắt đầu. 

Giá trị thú vị nữa mà The Master of Symphony đem lại cho khán giả chính là sự kết hợp sáng tạo lần đầu tiên giữa các ca sĩ. Sự uyển chuyển, điệu đà của giọng hát Ý Lan sóng đôi cùng sự tinh tế, ẩn chứa nét nổi loạn của Hà Trần, mang đến nhạc phẩm Cho em quên tuổi ngọc của nhạc sĩ Lam Phương. Bản thân mỗi giọng hát được mời tham gia chương trình đều chứa đựng khả năng vượt xa những gì công chúng mong đợi. 

Sự sáng tạo và tham vọng chinh phục khán giả của The Master of Symphony 2016 gần như không có giới hạn. Khán giả có thể thấy Tùng Dương “quái” trên sân khấu nhưng vẫn dịu ngọt trong Một mình của cố nhạc sĩ Thanh Tùng; Hà Trần không thể thiếu Thăng hoa để bộc lộ khối giấc mơ được sáng tạo trong âm nhạc; hay Uyên Linh hừng hực nội lực… Tất cả đều đẹp và lung linh trong sự sắp đặt không gian nghệ thuật có suy nghĩ, chiết lọc, đầu tư. 

Các ca sĩ cùng hòa giọng trong tác phẩm Em và tôi của nhạc sĩ Thanh Tùng

Tính chỉn chu trong hoàn thiện một tác phẩm trên sân khấu cũng giống tinh thần của chủ đầu tư Masteri: luôn muốn đem đến cho cư dân giá trị sống không chỉ nằm trong thiết kế vật chất mà còn chứa đựng giá trị tinh thần bền vững. Trải nghiệm 4 đêm nhạc The Master of Symphony 2016, cư dân của Masteri thêm một lần nữa cảm nhận được tiêu chí “lịch sự - hội tụ - giao thoa”, làm nên thương hiệu của sự kiện âm nhạc này. 

The Master of Symphony 2016 khép lại cũng là thời điểm khán giả chờ đợi lần tái ngộ vào năm 2017. Cư dân của The Masteri không chỉ được sống trong không gian hiện đại, cao cấp mà còn được tri ân bởi thương hiệu nghệ thuật đỉnh cao - món quà đặc biệt hàng năm mà Masteri mang đến cho tất cả cư dân của mình. 

Theo Zing.vn